Hướng dẫn chi tiết sản xuất dầu gió

  30/12/2021

Hướng dẫn chi tiết sản xuất dầu gió

Ngay từ khi mới sinh ra chúng ta đã được cha mẹ cho sử dụng dầu gió, đây là sản phẩm thông dụng đến mức nhà nào tại Việt Nam đều có ít nhất 1 chai như dầu gió xanh, dầu gió nâu, dầu gió đỏ, dầu cù là… Vậy dầu gió được sản xuất thế nào? Cách làm dầu gió thảo dược ra sao?


Để tìm hiểu sâu hơn về cách sản xuất dầu gió chúng ta cần tìm hiểu thêm đến việc sản xuất dầu gió như thế nào?


Thành phần của dầu gió là các tinh dầu gì?

Để sản xuất ra dầu gió nhà sản xuất thường sử dụng từ 6 đến 12 loại nguyên liệu bao gồm tinh dầu thiên nhiên và các chất như:


Tinh dầu thiên nhiên và tinh thể bạc hà

1. Tinh dầu bạc hà – Peppermint essential oil

2. Tinh thể bạc hà – Menthol crystals

3. Tinh dầu khuynh diệp – Eucalyptus essential oil

4. Tinh dầu tràm gió – Cajeput essential oil

5. Hoặc Tinh dầu tràm năm gân – Niaouli essential oil

6. Hoặc  Tinh dầu tràm 99% – Eucalyptol 99% oil

7. Tinh dầu quế – Cinnamon essential oil

8. Tinh dầu thông – Pine essential oil

9. hoặc Tinh dầu thông đỏ – Red Pine essential oil

10. Bột (tinh thể) long não – Camphor synthetic 

11. Hoặc Tinh dầu long não – Camphor essential oil

12. Tinh dầu lộc đề xanh – Wintergreen essential oil

13. Tinh dầu đinh hương – Clove essential oil (Một số dầu gió có loại này)


Methyl salicylat và màu dược phẩm

14. Methyl salicylat

15. Màu dược phẩm


Các loại dầu thực vật (dầu nền) có trong một số loại dầu gió nhưng rất ít

16. Dầu ô liu –  Olive oil 

17. Dầu hướng dương –  Sunflower oil

18. Dầu Parafin oil  dùng lâu ngày không an toàn cho sức khỏe (đây là chất được tổng hợp từ hợp chất sản xuất dầu hỏa)


Xem danh mục nguyên liệu sản xuất dầu gió tại đây

Xem hướng dẫn chi tiết sản xuất dầu gió tại đây


YouTube video


Muốn sản xuất ra một loại dầu gió có mùi giống như mẫu đang bán trên thị trường hãy thực hiện các bước sau:


Bước 1: Mua sản phẩm và đọc thành phần chính trên bao bì hoặc trong hướng dẫn sử dụng trong hộp.
 
Bước 2: So sánh thành phần chính với thành phần chính của từng loại tinh dầu bên dưới.
 
Bước 3: Mix tinh dầu theo tỷ lệ % các chất như trong sản phẩm dầu gió cần sản xuất
 
Bước 4: Thêm bớt nhiều lần tỷ lệ % các loại tinh dầu và các chất liên quan đến khi nào gần giống sản phẩm cần làm nhất.

YouTube video


Để có chất Methyl salicylat trong dầu gió ta có 02 lựa chọn


1. Methyl salicylat thiên nhiên

Sản xuất từ: Tinh dầu lộc đề xanh

Ưu điểm: An toàn cho người sử dụng

Nhược điểm: Giá thành cao và màu đỏ hồng khó tạo màu như yêu cầu


2. Methyl salicylat tổng hợp

Sản xuất từ: Tổng hợp các hóa chất

Ưu điểm: Không màu, giá thành rẻ

Nhược điểm: Không an toàn cho người sử dụng lâu dài.


YouTube video


Đặc biệt lưu ý khi mua và sử dụng Methyl salicylat


Hiện nay, Methyl salicylat bán tại thị trường Việt Nam hầu hết có xuất xứ trung quốc, dùng lâu ngày rất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nên chọn Methyl salicylat có xuất xứ ấn độ hoặc pháp là tốt nhất.

Dùng hóa chất tổng hợp nên dùng liều lượng vừa đủ để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng


YouTube video


Các chất chính trong từng loại tinh dầu thường có trong dầu gió


1.Tinh dầu bạc hà – Peppermint essential oil

Thành phần chính: Menthol

Màu sắc: Hơi vàng hoặc không màu.

Mùi hương: mùi bạc hà the mát như trong dầu gội đầu bạc hà…

Cảm nhận khi bôi lên da: Vừa nóng vừa lạnh.


2. Tinh thể bạc hà – Menthol crystals

Thành phần chính: Menthol

Màu sắc: Chất rắn màu trắng tinh thể

Mùi hương: mùi bạc hà the mát như trong dầu gội đầu bạc hà…

Cảm nhận khi làm ẩm tinh thể bạc hà  bôi lên da: Vừa nóng vừa lạnh.


3.Tinh dầu khuynh diệp – Eucalyptus essential oil

Thành phần chính: Eucalyptus còn được gọi là Cineol

Màu sắc: Hơi vàng hoặc không màu.

Mùi hương: mùi dầu khuynh diệp các em bé sử dụng.

Cảm nhận khi bôi lên da: không nóng.


4. Tinh dầu tràm gió – Cajeput essential oil

Thành phần chính: Eucalyptol còn được gọi là Cineol

Màu sắc: Hơi vàng hoặc không màu.

Mùi hương: mùi dầu tràm gió các em bé sử dụng.

Cảm nhận khi bôi lên da: không nóng.


5. Tinh dầu quế – Cinnamon essential oil

Thành phần chính: Cinnamaldehyde

Màu sắc: Vàng sáng hoặc vàng nâu.

Mùi hương: mùi quế dùng làm thực phẩm, tăm quế

Cảm nhận khi bôi lên da: Rất nóng (không bôi trực tiếp lên da).


6. Tinh dầu thông – Pine essential oil

Thành phần chính: Pinene, Carene, Terpineol

Màu sắc: Hơi vàng hoặc không màu.

Mùi hương: mùi gỗ thông

Cảm nhận khi bôi lên da: hơi nóng.


7. Tinh dầu thông  đỏ –  Red Pine essential oil

Thành phần chính: Pinene, Carene, Terpineol

Màu sắc: Hơi vàng hoặc không màu.

Mùi hương: Thơm ngọt hơn mùi tinh dầu thông

Cảm nhận khi bôi lên da: hơi nóng.


8. Tinh dầu long não – Camphor essential oil

Thành phần chính: Camphor

Màu sắc: Hơi vàng hoặc không màu.

Mùi hương: mùi gỗ long não.

Cảm nhận khi bôi lên da: hơi nóng.


9. Tinh dầu lộc đề xanh – Wintergreen essential oil

Thành phần chính: methyl salicylat

Màu sắc: Đỏ hồng hoặc đỏ hồng nhạt

Mùi hương: methyl salicylat.

Cảm nhận khi bôi lên da: Nóng.


10.Tinh dầu đinh hương – Clove essential oil

Thành phần chính: Eugenol

Màu sắc: Vàng nhạt

Mùi hương: như mùi nha khoa

Cảm nhận khi bôi lên da: Nóng.


11. Methyl salicylat

Thành phần chính: methyl salicylat

Màu sắc: Không màu

Mùi hương: methyl salicylat.

Cảm nhận khi bôi lên da: Nóng.


12. Màu dược phẩm

Thành phần chính: màu

Màu sắc: Màu sắc

Mùi hương: Không mùi

Cảm nhận khi bôi lên da: Không nóng


13. Dầu ô liu

Thành phần chính: dầu ô liu (dầu thực vật)

Màu sắc: Vàng hơi xanh.

Mùi hương: Mùi của dầu thực vật

Cảm nhận khi bôi lên da: Không nóng


14. Dầu hướng dương

Thành phần chính: dầu hướng dương (dầu thực vật)

Màu sắc: Vàng sáng

Mùi hương: Mùi của dầu thực vật

Cảm nhận khi bôi lên da: Không nóng


15. Dầu Parafin

Thành phần chính: dầu parafin (dầu tổng hợp từ nguyên liệu sản xuất dầu hỏa)

Màu sắc: Không màu

Mùi hương: Mùi đặc trưng

Cảm nhận khi bôi lên da: Không nóng


YouTube video


Cách chọn nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất dầu gió

Đây là sản phẩm dùng trực tiếp lên da, vì vậy điều đầu tiên nghĩ đến trước khi sản xuất kinh doanh dầu gió là phải AN TOÀN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG, muốn làm được điều này thì phải chọn như sau:


1. Nhà cung cấp tinh dầu nhập khẩu trực tiếp số lượng lớn từ nước ngoài thì mới kiểm soát được chất lượng và không bị thiếu hàng

2. Đến tận nơi xem quy mô kinh doanh của nhà cung cấp tinh dầu

3. Nếu ở xa thì nhờ người quen đến kiểm tra quy mô nhà cung cấp, sau đó đặt thử mỗi loại 1 lít về test sản phẩm trước khi mua số lượng lớn

4. Yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo từng lô hàng nhập

5. Mua hàng nguyên thùng, nguyên seal

YouTube video


Tác dụng của dầu gió là gì?

Công dụng của dầu gió dùng để điều trị như: Đau bụng, nhức đầu, sổ mũi, cảm lạnh, cảm cúm, đau khớp, đau cơ, giảm đau, giảm sưng….


Dầu gió dùng sao cho đúng?

Trước khi bôi dầu, cần rửa sạch và lau khô tay cũng như vùng da bị đau.

Dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp

Bôi lên hoặc xoa bóp chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.

Sau đó miết nhẹ nhàng, day tròn, ấn bằng ngón tay trỏ.


Các lưu ý khi sử dụng dầu gió?

Nếu sử dụng lâu ngày bằng cách bôi dầu gió ngoài da liều vừa đủ giúp giảm đau thì an toàn.

Nếu dùng dầu gió bôi vào vết thương hở thì không nên vì khi sản xuất dầu gió nhà sản xuất kết hợp methyl salicylat giúp dầu gió nóng lên nhanh, làm giãn nở các mạch máu ngoại biên gây xung huyết dưới da nơi vết thương hở.

Dầu gió chỉ có thể dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống.

Khi dùng dầu gió chỉ bôi ở điểm đau, vùng đau, vùng cạo gió.

Tuyệt đối không bôi dầu vào niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở, vùng da trầy xước.

Không dùng nhiều hơn 3 – 4 lần trong ngày, và nên ngừng ngay khi cơn đau, sự mệt mỏi đã chấm dứt.

Người hay bị dị ứng, người có bệnh mạn tính muốn dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ.

Tùy người, tuỳ cơ địa, chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt mà có tác dụng khác nhau, nhưng tác dụng của dầu gió sẽ rất hiệu quả nếu dùng đúng cách.


Thận trong khi dùng dầu gió với các đối tượng sau

Trẻ dưới 24 tháng tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ.

Người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao.

Người suy nhược, vừa ốm dậy hay bị táo bón, tăng huyết áp.


Công ty tinh dầu OIL CARE thông tin về bản quyền bài viết

Công ty tinh dầu Oil care với phương châm True Oil – True Health hy vọng được cung cấp thêm kiến thức về tinh dầu thiên nhiên để các Anh/chị thêm kiến thức khi tiêu dùng hoặc kinh doanh tinh dầu an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý: Bài viết này có mục cung cấp kiến thức chuyên sâu về tinh dầu thiên nhiên cho mọi người không có ý định làm tổn hại hoặc ảnh hưởng đến uy tín của các công ty, cửa hàng tinh dầu khác.

Bản quyền: Bài tổng hợp này thuộc bản quyền của Công ty tinh dầu Oil care ( Oil care.,ltd) mọi sao chép phải được chấp thuận bằng văn bản của Công ty tinh dầu Oil care.

Top